Chuyện gì xảy ra nếu bạn không ký tên sau khi thanh toán thẻ?

Khi bạn thanh toán bằng thẻ, người ta thường yêu cầu bạn kí vào biên nhận hoặc kí lên màn hình, có nơi cẩn thận yêu cầu kí cả lên hóa đơn mua hàng. Nhưng liệu việc này có quan trọng không? Nó cần thiết tới mức nào? Theo Michael Kleinman, người sáng lập dịch vụ thanh toán Centurion ở Mỹ, giả sử bạn đi vào một cửa hàng xa xỉ và mua một cái đồng hồ Rolex giá 5000$, nhưng bạn không ký tên thì cửa hàng vẫn có thể tiến hành thanh toán như bình thường. Khi đó các công ty thẻ như Visa , Mastercard , American Express hoặc đơn vị phát hành thẻ vẫn có thể tính tiền bạn chứ không có vấn đề gì xảy ra cả.



Nhưng nếu sau đó, bạn có ý định khiếu nại về giao dịch của bạn thì bạn đang có lợi thế hơn. Vì trên hóa đơn hoặc biên nhận không có chữ ký của bạn, bạn có thể chối rằng có ai đó đã trộm thẻ của bạn để dùng cho mục đích mua chiếc đồng hồ 5000$ này. Bạn cũng có thể nói rằng chiếc đồng hồ này là đồ giả, đồ cũ, đồ dỏm gì đó vì nó bị trầy... Nói chung lý do không quan trọng.



Kleinman giải thích: "Khi bạn muốn đòi lại tiền, có khả năng cao là bạn sẽ thấy. Nếu một khách hàng không ký biên nhận thẻ tín dụng , họ đang không đồng ý với các điều khoản sử dụng của thẻ và dich thuat binh duong đây cũng là một "hợp đồng" liên quan đến giao dịch". Đây là lý do mà nhiều công ty yêu cầu khách phải kí tên không chỉ lên biên nhận mà còn lên cả hóa đơn mua hàng hoặc chứng từ riêng của họ, đặc biệt khi mua những món hàng lớn.



Tuy nhiên, có một ngành không thể áp dụng cách này: nhà hàng và tiệm ăn uống nói chung. Giả sử bạn nói bạn không phải là người đã đi cà thẻ, nhà hàng không có cách nào chứng minh rằng bạn đồng ý với số tiền được tính vào thẻ và về cơ bản, họ sẽ phải ghi lỗ cho bữa ăn của bạn. Bạn chỉ cần đảm bảo đừng quay lại nhà hàng đó là được, vì bạn chắc chắn sẽ nằm trong danh sách đen của họ.



Nhưng cũng có những trường hợp khách khiếu nại chỉ vì họ quên rằng mình từng đến ăn tại đó, hoặc không rõ tên công ty đang tính phí họ (thường là do viết tắt, tên công ty khác tên cửa hàng, hoặc tin nhắn đến chậm). Trong các trường hợp này nhà hàng sẽ gọi cho khách để xác nhận lại và thường sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu họ không có ý đồ xấu.



Để chắc ăn, nhiều nhà hàng dặn nhân viên cần để ý kĩ những vị khách rời đi mà không ký thẻ tín dụng, và nếu sau đó họ có khiếu nại, nhà hàng sẽ đưa họ vào danh sách đen và có thể từ chối phục vụ trong lần tới hoặc nặng hơn là thông báo tới cho những nhà háng khác trong chuỗi để "cấm cửa" vị khách xấu tính đó. Mà loại khách hàng đó cũng không thường quay lại.



Với các dịch vụ online, tình trạng này cũng diễn ra. Có một dịch vụ ở Mỹ tên LAbite chuyên giao đồ ăn đến nhà, và đã từng có khách hàng từ chối thanh toán 3 lần liên tục bằng cách khiếu nại với ngân hàng và được hoàn lại số tiền đó. "Nhưng chúng tôi biết nhà của anh ta, vì chúng tôi giao đồ ăn tới đó mà. Tôi đến nhà người đó là nói rằng anh đang quậy sai người rồi", thế là anh chàng đó phải trả tiền. Sau này, LAbite hợp tác với một bên thứ để kiểm tra lịch sử giao dịch của thẻ ngay khi khách hàng nhập vào hệ thống và có thể từ chối phục vụ khách hàng đó nếu thẻ của người này từng có nhiều giao dịch đáng ngờ.



Tham khảo: Creditcards.com
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch thuật tiếng Na Uy chuẩn xác, dự án số 1

Tin vui: 10 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã có kết quả xét nghiệm âm tính

VĂN PHÒNG DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG TẠI HẠ LONG- QUẢNG NINH